Nhận Biết Son Môi Chứa Chì Để Không Nhiễm Độc Chì Nặng

20/04/2017 0 Ý kiến

Nhận Biết Son Môi Chứa Chì Để Không Nhiễm Độc Chì Nặng

Phụ nữ luôn được khuyến khích dùng son môi để trông nổi bật hơn, và dường như ai cũng đều sở hữu một thỏi son đỏ trong ví. Việc son chứa chì đã được cảnh báo suốt nhiều năm qua nhưng không vì thế mà chị em ngừng nhu cầu tô son.

Nhận Biết Son Môi Chứa Chì Để Không Nhiễm Độc Chì Nặng

Mới đây, lần đầu tiên người ta đã ghi nhận một trường hợp nhiễm độc chì nặng do tô son ở Việt Nam. PGS.TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc TT Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, trong suốt nhiều chục năm làm nghề thì đây là trường hợp ngộ độc chì vì dùng son môi đầu tiên mà ông có dịp tiếp cận. PGS cho biết, cách đấy mấy tháng, rất tình cờ khi ông đến ghi hình thì nữ MC hỏi bên lề rằng liệu cô có bị nhiễm chì không khi có nhiều biểu hiện như mất ngủ, táo bón, hay quên...

Khi kiểm tra răng thì phát hiện viền lợi của cô ấy đã chuyển màu đen xám, lấp lánh ánh kim loại. Sau khi lấy máu xét nghiệm, phát hiện lượng chì trong máu lên tới 32mcg/dL, gấp hơn 3 lần ngưỡng cho phép”, PGS Duệ chia sẻ. Được biết cô MC này không dùng thuốc nam hay tiếp xúc thường xuyên với các nguồn nhiễm chì khác, ngoại trừ việc dùng son đậm màu đỏ, đỏ cam hàng ngày. Theo PGS Duệ, với những trường hợp này sẽ phải thải độc chì trong thời gian dài vì chì đã lắng đọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có xương.

Nhận Biết Son Môi Chứa Chì Để Không Nhiễm Độc Chì Nặng

                 Viền lợi chuyển màu đen xám do nhiễm độc chì. (Ảnh minh họa: Internet)
 

Nhận Biết Son Môi Chứa Chì Để Không Nhiễm Độc Chì Nặng

Cách nhận biết son môi chứa chì

Rất nhiều các các loại son có chứa chì nhằm giúp son bền màu, lâu trôi. Kinh nghiệm được chị em truyền tai nhau để kiểm tra độ chì của son là cho một chút son lên tay rồi dùng nữ trang bằng vàng chà xát. Nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì đó là thỏi son có chì. 

Thực tế thì ngoài chì ra, những thành phần khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng… khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì. Vì thế, phương pháp thử nghiệm này không thể đúng tuyệt đối nhưng cũng rất đáng để tham khảo.

Để yên tâm, bạn vẫn có thể dùng phương pháp này, nhưng không phải dựa trên việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt. Nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, rất độc hại với sức khỏe.

Nhận Biết Son Môi Chứa Chì Để Không Nhiễm Độc Chì Nặng

 

Cách thứ 2 để thử son là bạn dùng nước. Cách này đang được rất nhiều tín đồ làm đẹp tin tưởng. Theo đó, bạn quệt son lên mu bàn tay, rồi dùng ngón tay chà mạnh lên son, sau đó cho tay vào trong nước. Nếu thấy màu son có thể hòa tan được trong nước thì là loại son chuẩn, không nhiễm chì. Còn nếu màu son không tan lại nổi lên mặt nước thì đó là thỏi son nhiễm chì nặng.

Những điều cần lưu ý khi dùng son:

- Hạn chế tô son màu đậm, đồng thời cẩn thận tô một lớp son dưỡng trước khi thoa son màu.

- Bạn có thể chọn son môi handmade không chì hoặc son dành cho phụ nữ mang thai.

- Khi đánh rồi thì không nên liếm môi và trước khi ăn cần lau sạch son.

- Không nên dặm lại son nhiều lần trong ngày.

- Không nên tô son bằng tay vì virus và các vi sinh vật gây bệnh vô hình khác có thể sống trên ngón tay. Thậm chí nếu trong son có chứa thành phần kháng nguyên cũng không thể ngăn chặn hết lượng vi khuẩn có trong ngón tay bạn.

Nhận Biết Son Môi Chứa Chì Để Không Nhiễm Độc Chì Nặng

Ý kiến của bạn

Facebook Hotline Zalo
Dùng bản Mobile
Mới